CÁC CHUYÊN MỤC / Tin tức - Sự kiện / Kế hoạch nhà trường |
(Lượt xem: 48385 - Cập nhật: 17/12/2013) |
Giới thiệu sách – tháng 12/2013 -------------------------------------- TÁC PHẨM “ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI” NHẬT KÝ CỦA LIỆT SĨ NGUYỄN VĂN THẠC
Ngày 22/ 12 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân ta thể hiện niềm tự hào và biết ơn sâu sắc những chiến sĩ đã đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Nhân dịp này, Thư viện nhà trườngxin trân trọng gửi đến thầy cô và toàn thể các em một cuốn sách - cuốn nhật kí thời chiến của một chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim của biết bao nhiêu người và ở mọi lứa tuổi. Cuốn sách đặc biệt của ngày hôm nay có một cái tên rất trẻ, tràn đầy sức sống: "Mãi mãi tuổi hai mươi". "Mãi mãi tuổi hai mươi" là cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc (1952-1972) viết từ ngày nhập ngũ 2/10/1971 đến ngày 24/5/1972 do NXB Thanh Niên giới thiệu tháng 5/2005. Đây là cuốn nhật ký của một người con trai Hà Nội. Khi anh bước chân vào ngưỡng cửa Đại học cũng là khi cuộc chiến tranh Việt Nam đang thời kì căng thẳng, ác liệt nhất. Anh học giỏi cả “xã hội” và “tự nhiên”, Ở Trung học, anh đoạt giải nhất thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc. Ở Đại học, anh là sinh viên xuất sắc của khoa Toán- Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh có thể được chọn một con đường khác vào đời. Nhưng anh và cả thế hệ anh, năm tháng ấy đã cởi áo sinh viên để khoác lên mình áo lính. Không có sự lựa chọn nào khác khi Tổ quốc lâm nguy, bởi “Cuộc đời đẹp nhất của thanh niên là trên trận tuyến đánh quân thù”.Và anh, một thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, đã chấp nhận và dấn thân, dấn thân không theo nghĩa hiện sinh mà theo nghĩa yêu nước, “ Nước còn giặc còn đi đánh giặc, đánh đến cùng mới thôi”.. Nhật kí "Mãi mãi tuổi hai mươi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc sẽ là một cuốn sách thật ý nghĩa, một tư liệu quý giá mà Thư viện nhà trường muốn gửi đến các Thầy giáo, Cô giáo và các em học sinh, hi vọng rằng Thầy cô và các em sẽ tìm đọc. Chúng ta hãy đọc để cảm nhận, để tự hào và để trân trọng hơn giá trị của cuộc sống ngày hôm nay.
Thư viện
|